Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Bí kíp làm thơ để tán gái

Bí kíp làm thơ tán gái
Làm thơ đơn giản lắm, hồi còn trẻ đã được một cao nhân chỉ dạy một vài ngón nghề làm thơ, đi đâu gặp con gái (mà mấy cô gái lãng mạn lại hay thích thơ) thì cứ đem ra mà xài, đảm bảo cưa đổ.
Ngoại trừ mấy bài thơ kiểu xuất ra được luôn như
Trên tường có cái đinh

Bỗng thấy yêu hòa bình ...

Hay
Có con thằn lằn con

Kìa quả bóng tròn tròn ...

thì không nói làm gì, còn lại thơ là phải dài, có ý có tứ, có cấu trúc, có công thức có nhân vật. Ví dụ hồi xưa làm bài thơ sau gọi là công thức:
Đông yêu Trang, Trang cũng yêu Đông

Ai ai cũng thấy thật là đẹp đôi
Trang đi Đông cứ bồi hồi
Trang cười Đông há miệng ngồi ngắm Trang

thế là cưa được em tên Trang. Mai mốt gặp em tên Hoa thì lại vẫn bài đó, ta vận dụng tiếp, nhân vật khác đi thôi
Đông yêu Hoa, Hoa cũng yêu Đông

Ai ai cũng thấy thật là đẹp đôi
Hoa đi Đông cứ bồi hồi
Hoa cười Đông há miệng ngồi ngắm Hoa
Đấy là bài thơ kiểu cấu trúc, còn ngoài ra cao nhân còn dạy cho tại hạ cách làm thơ kiểu dân lập trình, tức là có biến, có hàm, có random có kết quả.
Ví dụ thế này nhé, khi chúng ta muốn làm một bài thơ về tình yêu, chúng ta có mấy từ khóa sau: anh, em, chúng ta, yêu, yêu đương, thiên đường ... và cả cái giường nữa chứ

Thế rồi cho vào đầu, ngoáy một lúc chúng ta có bài thơ như sau
Anh và em cùng trên một con đường

Con đường dẫn đến tình yêu đương
Tình yêu đương đó, tình yêu đó
Chúng ta sẽ cùng tới thiên đường

Đấy là một bài, ngoáy 1 lúc nữa ta có bài thứ 2
Anh sẽ đưa em tới thiên đường

Thiên đường của những kẻ yêu đương
Và trên thiên đường đó, thiên đường đó
Chúng ta cùng mua một chiếc giường

rồi khi máy có vấn đề, chúng ta lại có bài này
Anh sẽ đưa em lên trên giường

Cái giường những kẻ yêu đương
Và trên cái giường đó, cái giường đó
Anh sẽ cùng em lên thiên đường

Làm thơ nhiều kiểu, các loại thơ trên thì là thơ nhiều từ, người ta gọi là thất ngôn. Nếu nhiều từ quá không làm được thì đại gia sư phụ có truyền lại cách làm thơ it từ, hay còn gọi là thơ ngũ ngôn. Thơ này đơn giản hè, cứ vần cuối mà tẩn, thể nào cũng ra thơ, nhưng phải có liên kết ý tưởng và ngữ nghĩa với nhau chứ cứ kiểu thơ như sau
Trên tường có cái đinh

Bỗng thấy yêu hòa bình ...
là chết chắc.
Ví dụ ta làm thơ vần oa
Anh đi chơi vườn hoa

Rất nhiều người đi qua
Nói thật không hề ngoa
Em xinh đẹp như hoa

hay là vần ương
Hôm nay trời đầy sương

Chúng mình ngồi bờ mương
Anh thấy rất sung sướng
Em thật là dễ thương

Đó thế là vừa có thơ, vừa khen cô ấy đẹp, cô ấy dễ thương, cô nào mà chả nở hết cả mũi, cưa đổ liền.
Tuy nhiên làm thơ kiểu này cần tránh các bài thơ có ý cụt, rồi không trùng với vần, làm ra khó lắm. Ví dụ như bài nầy chẳng hạn.
Hai vợ chồng anh Tịt

Ra chợ bắt con Vịt
Đem về nhà làm thịt
Ăn xong là tối mịt
Kéo nhau lên giường ... ngủ

Thư con dâu kính gửi mẹ chồng

Kính gửi Mẹ, người đẻ ra chồng của con!!!!!
Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con. Trước khi con lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức, năng lực, sự giáo dục,cách đối nhân xử thế v.v...của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tý tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con.
Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của hai mươi năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy, nhưng mẹ cũng đừng nên cố tạo ra ý nghĩa này nọ đới với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết, nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói. Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ, và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào. Làm gì có chuyện đấy? Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào.
Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ. Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào.
Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến đi Trung quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra. Con càng nghĩ càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh ấy. Tương tự như vậy,người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây ?
Cho nên về sau này nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy,khi mẹ bị ốm con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ!
Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối, con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình mẹ ạ !
Con dâu

Thạnh Sanh phiên bản 2011

Ngày xửa ngày xưa ở quận Cao Bình ở một nước nọ có hai vợ chồng sinh sống bằng nghề rừng. Anh chồng ngày ngày theo bọn buôn gỗ lậu vào rừng đốn củi. Lâu lâu vớ bẫm anh kiếm được mớ xạ hương hay kỳ nam [1] thì hai vợ chồng đi du lịch Pattaya xem đàn ông chuyển giới múa cởi truồng [2], hôm nào xui chỉ kiếm được vài bó củi thì đổi lấy dăm ba gói mì gói. Cuộc sống nói chung có cao có thấp nên 2 vợ chồng cũng không lấy làm buồn phiền cho lắm. Ngặt một nỗi, hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có mặt con. Ông chồng thì đổ tại bà vợ. Bà vợ thì suốt ngày đổ lỗi cho ông chồng chả làm nên cơm cháo gì cả. Cả 2 vì chuyện này rất lấy làm phiền muộn vì chuyện này. Một hôm nọ, nhân dịp trúng được gói kỳ nam lớn trong rừng, anh chồng mới mở tiệc khao đám người buôn gỗ lậu. Rượu vào ngà ngà, cả đám người thì ôm cột ngủ, kẻ ôm mic hát karaoke [3], riêng anh chồng thì xỉn quá nằm lăn ra đất mà ngủ. Bà vợ đang lúi húi bưng đồ ăn từ dưới bếp lên thì bỗng vấp cục đá và ngã đè lên một tên trong nhóm buôn gổ lậu..…
Chín tháng sau, bà vợ hạ sinh một thằng bé bụ bẫm khôi ngô. Bà vợ nhớ tới cục đá hôm nọ nên đặt tên con là Thạch Sanh. Cả 2 vợ chồng mừng lắm. Mừng nhất có lẽ là ông chồng khi thấy khoai thằng bé to một cách lạ thường. Ông thấy thế vẫn không nghi ngờ thằng bé không phải con mình mà chỉ nghĩ : ”Ơn giời, con hơn cha là nhà có phúc”. Gia đình từ đó sinh sống hạnh phúc.

Có đâu ngờ, hạnh phúc ngắn ngủi chẳng tầy gang. Năm Thạch Sanh được 10 tuổi, bà mẹ qua đời do ung thư vú, kết quả di căn từ mấy năm trước do phẫu thuật nâng ngực[4] bị bác sĩ bỏ quên cái kéo trong ngực. Ồng chồng khóc lóc vài tháng rồi cũng bỏ nhà theo lũ đào hát dưới trấn. Ba năm sau, do gây lộn đánh ghen, ông chồng bị ma cô chém chết, xác phơi bên bờ sông. Từ đó, Thạch Sanh mồ côi cha mẹ và phải sống tự lập. Hằng ngày chàng lên rừng đốn củi, kiếm xạ hương, kỳ nam theo nghề cha mẹ để đêm đêm xuống trấn đi hộp đêm lắc [5] với chúng bạn choai choai. Những lúc kiếm củi rảnh rổi, chàng đem video Lý Tiểu Long ra luyện nên dần dần chàng có võ công cái thế và thân hình khoẻ mạnh, rắn chắc, múi nào ra múi đó rất hấp dẫn các cô gái trẻ đương thì.

Một đêm nọ, khi đang lắc với hai em rất hot trong hộp đêm thì Thạch Sanh gặp được Lý Thông. Hắn là con của nhà buôn rượu lậu từ biên giới Lạng Sơn nên nhà có của ăn của để. Dư dả tiền của, hắn học cách “hiền sĩ” đi lân la với giới văn nghệ sĩ để kiếm thông tin bên lề về viết bài cho Tân Kinh Nguyệt tạp chí (tạp chí Mặt trăng mới tại kinh đô) với bút danh là Khe Núi. Mới vào nghề chưa đầy năm hắn đã nổi (tai) tiếng trong giới vì có bài phỏng vấn hạch sát Vương Tư Đồ - vốn là cha nuôi của Vương Điêu Thuyền chạy nạn Tào Tháo về đây viết văn sinh sống. Hai người Thạch Sanh và Lý Thông tuy mới gặp nhưng nói chuyện khá tâm đầu ý hợp. Lý Thông thấy Thạch Sanh người to lớn vạm vỡ nên có ý định đưa về làm “gạc-đờ-co”[6] cho công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối rượu lậu trong địa bàn thành phố mới thành lập do mẹ hắn làm giám đốc. Nghĩ đến chuyện từ bỏ rừng rú, về thành thị sẽ dễ dàng mỗi tối đi đú ở các hộp đêm nên Thạch Sanh nhận lời ngay. Thế là từ đó Thạch Sanh về ở hẳn nhà Lý Thông. Từ đó ngày ngày chàng mặc vét làm gạc-đờ-co canh gác xưởng rượu lậu, đêm đêm vui vầy nơi hộp đêm với các em người mẫu, hoa khôi và cả diễn viên điện ảnh.

Ngờ đâu, sống hạnh phúc chưa được bao lâu thì ông trời lại trớ trêu với Thạch Sanh. Vốn trong vùng có một con chằn tinh hoành hành. Chằn tinh vốn là con trăn nuôi trong hoàng cung của vua nhưng do uống nhầm thuốc tăng trưởng dành cho gà nên trở nên khổng lồ, mọc cả ba đầu sáu tay. Chằn tinh thoát khỏi cũi đi giết chóc khắp nơi, nó còn cướp luôn chiếc Harley Davidson mới nhập về từ nước Cờ Hoa của vua. Vua ra lệnh ai giết chết chằn tinh thì được thưởng vàng, phong quan chức nhưng từ đó đến giờ vẫn chưa ai làm nổi. Thế nên vua hạ lệnh cho dân làng mỗi đêm phải nộp 1 người cho chằn tinh. Và đêm đó đến lượt nhà của Lý Thông. Do có mỗi hai mẹ con nên Lý Thông phải tự mình nộp mạng cho chằn tinh. Quá sợ hãi nên Lý Thông liền gọi phôn tay cho Thạch Sanh – khi ấy đang vui vầy trong hộp đêm - nhắn là mình hôm nay có phiên gác đền đêm nhưng phải trông mẹ ốm nhờ chú đến gác đền thay. Tuy hơi bực mình nhưng Thạch Sanh cũng bỏ về nhà đi gác đền thay cho Lý Thông.

Đêm đó, có một sự việc động trời xảy ra. Sau khi từ hộp đêm về Thạch Sanh đã ngà ngà say và đang chống cằm ngủ gật thì chằn tinh bỗng lái xe Harley đến. Bị đánh thức bởi tiếng động cơ xe máy quá ồn, Thạch Sanh tỉnh giấc và tính trị cho kẻ phá đám kia một bài học. Nào ngờ, trông thấy con chằn quá khổng lồ, chàng liền bỏ của chạy lấy người. Trong cơn nguy cấp, chàng vớ phải cây rìu ném về phía chằn tinh. Chằn tinh do lái xe tốc độ cao nên né không kịp vấp phải cây rìu té lăn đơ. Không may cho chằn tinh, khi té xuống đập đầu vào cục đá nhưng đầu vẫn không hề hấn gì do có đội mũ bảo hiểm. Tuy vậy, do cú té quá mạnh làm va chạm mạnh đầu và cục đá làm gãy cổ chằn tinh. Chằn tinh vẫn chưa chết hẳn mà nằm rên hừ hừ. Thạch Sanh liền lấy rìu chém đứt đầu chằn tinh. Hắn hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Thạch Sanh liền lấy dao nhíp Swiss Army ra lột lấy bộ da trăn để đem bán cho Louis Vutton làm ví và thắt lưng. Chàng lóc thịt trăn ra đem bán cho mấy quán nhậu thịt rừng ở trong thành. Xương sống của trăn được chàng lấy làm cung, những xương sườn nhỏ thì chàng dùng làm tên.

Sau đó, Thạch Sanh mang đầu chằn về nói lại cho Lý Thông hay. Ban đầu Lý Thông tưởng Thạch Sanh hiện hồn về nên ra sức đốt vàng mã cho Thạch Sanh. Sau khi biết được Thạch Sanh vẫn còn sống, hắn liền nảy ra ý định cướp công và nói với Thạch Sanh: " Em ơi, con trăn này là của vua nuôi để đi dự môn đua xe Trò chơi Biển của khu vực. Nay em đã giết nó rồi thì vua sẽ phạt vạ đấy. Thôi thì em hãy trốn đi, để anh thu xếp". Thạch Sanh tưởng thật nên sợ hãi lẫn vào đám người buôn lậu gỗ bỏ chạy về nơi ở cũ trong rừng.

Chú thích:

[1]: một loại chất chiết xuất từ một loại gỗ quý hiếm dùng làm thuốc trị nôi nách rất phổ biến thời đó.
[2]: một loại hình văn hóa nghệ thuật phổ biến trong dân gian thời đó.
[3]: một bộ phận của giống đực chưa gọi gọi tên gì [do có quá nhiều tên] và cũng chưa biết dùng làm gì [do có quá nhiều chức năng, được dùng làm một loại nhạc cụ trong biểu diễn âm nhạc]
[4]: một loại hình giải trí văn hóa nghệ thuật phổ biến khác vào thời đó.
[5]: một nghi thức truyền thống mà giới nữ thường làm vào thời đó.

PHẦN 2

Lại nói chuyện Thạch Sanh sau khi trốn về nhà cũ vẫn tiếp tục nghề đốn củi nhặt xạ hương như trước. Ơn trời, hiện nay ở bìa rừng mọc lên các quán nhậu thịt rừng cũng như các quán karaoke đèn mờ hương đồng gió nội nên Thạch Sanh cũng không lấy làm buồn phiền cho lắm. Sau khi Thạch Sanh chạy trốn thì Lý Thông liền xách đầu chằn tinh đến nhà vua lãnh thưởng. Vua thưởng vàng bạc cho hắn, phong hắn làm Chief Security tức trưởng ấp và bảo hộ cho công ty rượu nhà hắn.

Cũng thời gian đó, một tai họa xảy đến vương quốc nơi Thạch Sanh và Lý Thông ở. Số là nhà vua có một cô công chúa gửi đi du học nước ngoài mới về nước thăm nhà. Công chúa được gửi đi học từ nhỏ nên rất bạo dạn và có phần dâm dật. Một ngày đẹp trời nọ, công chúa đang mặc bikini tắm nắng trong hồ bơi trong khuôn viên vườn Ngự Uyển thì bỗng có một con Đại Bàng to lớn đến cắp lấy công chúa mang đi. Do tai đang đeo iPod[1] nghe bài “Không yêu đừng nói lời cay đắng” nên công chúa khá bất ngờ nên chỉ xé được một mảnh quần ném xuống. Đúng lúc đó, Thạch Sanh đang lượm củi bỗng trông thấy Đại Bàng quắp người nên liền rút cung tên bắn Đại Bàng. Mũi tên chỉ lướt qua cánh Đại Bàng nhưng do chất tăng trưởng dành cho gà thấm sâu vào trong xương chằn tinh (tức là những mũi tên của Thạch Sanh) nên Đại Bàng trúng độc và lảo đảo. Tuy vậy hắn cũng cố cắp công chúa về đến hang và nằm lăn ra rên hừ hừ.

Thạch Sanh nhặt được mảnh vải quần công chúa ném lại, thấy có nguệch ngạc mấy chữ như là V…S…[2]. Tuy vậy chàng cũng lần theo dấu máu đến được cửa hang. Đúng lúc đó thì gặp Lý Thông dẫn đám binh lính tìm đến do hỏi được tin tức từ mấy mụ bán vé số đầu đường gần đó. Hai anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Thạch Sanh từ dạo chia tay đến giờ sống có phần khổ cực, vẫn quần xà lỏn made in Tàu và áo ba lỗ Đông Xuân. Lý Thông từ lúc làm quan trông bệ vệ hơn hẳn. Dưới bộ vét Giorgio Armani cộng cặp kính đen Ray-ban và tai đeo headset Sony, trông Lý Thông ngầu y như Mr. Smith trong Matrix. Riêng khuôn mặt gian xảo thì vẫn như xưa. Hắn dạo này còn dịch sách và hồi ký của các danh nhân nước ngoài về bán trong nước nên rất có tiếng trong văn đàn trong nước. Về nghề báo, hắn và các tay cao thủ trong Tân Kinh Nguyệt đường [tố chức làm chủ bút Tân Kinh Nguyệt tạp chí][3] do được nhà vua có cảm tình nên ra sức hoành hành bá đạo, chém giết văn sĩ không nương tay. Vì thế trong văn đàn, không có nhà văn, nhà thơ nào mà không kiêng sợ hắn và đồng bọn trong Tân Kinh Nguyệt đường.

Chỉ qua vài lời năn nỉ, hắn lại dụ dỗ Thạch Sanh vào trong hang cứu công chúa. Thạch Sanh do đã nhặt được miếng vải từ quần của công chúa ném lại nên phải lao vào nhìn cho bằng được dung nhan người ngọc. Leo xuống hang, Thạch Sanh thấy công chúa đang ngồi run lẩy bẩy do mặc ít vải, chàng liền nhào lại. Công chúa nhìn thấy thân hình lực lưỡng của Thạch Sanh cũng động lòng nên cũng nhảy vào chơi trò “vật cổ truyền”[4] với Thạch Sanh. Áp suất không khí trong mấy phút đó ép mạnh đến nỗi như chực phá tan cửa hang bay ra ngoài. Chả biết bao lâu sau đó thì Thạch Sanh đưa công chúa theo dây đu lên. Đang gà gật ở cửa hang thì Lý Thông thấy sợi dây giật giật, hắn liền kéo lên và ngay lập tức đưa công chúa về kinh thành và đồng thời lấy đá chắn cửa hang lại.

Thạch Sanh thấy cửa hang bịt kín thì tức tối đánh đấm lung tung vào tường làm Đại Bàng thức dậy. Hai bên liền nhào lại đánh nhau mấy trăm hiệp. Đại Bàng do ngộ độc thuốc tăng trưởng từ tên của Thạch Sanh và do ăn phải rau muống trúng dịch tả nên hắn yếu dần và kết quả là bị Thạch Sanh chém chết. Thạch Sanh lần mò trong hang liền phát hiện một người bị nhốt trong cũi. Thạch Sanh liền phá cũi cứu người ấy ra. Thì ra đó là Xuân Xanh công tử, con trai thứ ba của vua thủy tề và cũng đồng thời là người trong nhóm của Tân Kinh Nguyệt tạp chí – đồng liêu với Lý Thông – Khe Núi. Trong văn đàn, Xuân Xanh cũng rất nổi tiếng với bài tư liệu về Nguyễn Huy Thiệp tiên sinh, có đăng dài kỳ trong Tân Kinh Nguyệt chương kinh. Xuân Xanh công tử thuật lại chuyện chàng đi thăm các quán bia ôm ngoại thành thì bị Đại Bàng cắp mang về hang. Ngày ngày Đại Bàng bắt chàng phải đọc thơ. Sau đó hai người liền tìm đến các mạch động do công ty cấp thoát nước hay đào để thoát ra bên ngoài và trở về cung thủy tề. Vua thuỷ tề hết sức vui mừng nên đãi tiệc cho Thạch Sanh và tặng chàng rất nhiều vàng bạc châu báu. Đang tính giơ tay đón nhận thì Thạch Sanh bỗng nghe thần Kim Quy ở gần đó nói nhỏ: “Hãy lấy cây đàn vàng kia, nó mới là vật quý báu nhất”. Thạch Sanh liền nghe theo lời thần Kim Quy mà chỉ yêu cầu vua thủy tề tặng cho cây đàn quý. Tuy tiếc cây đàn nhưng công cứu tam thái tử quá lớn nên vua thủy tề cũng đành lòng nhường lại cây đàn cho Thạch Sanh. Tương truyền cây đàn Fender Stratocaster này xưa là của Eric Clapton thường dùng và một hôm ông làm rơi khi đi chơi thuyền tại Hồ Tây.

Nhận lấy cây Fender, Thạch Sanh liền trở về chốn cũ sáng sáng vào rừng đốn củi, tối tối vui vầy với các em bia ôm nơi bìa rừng. Ngày tháng cũng nhanh chóng trôi qua. Nào ngờ, dạo gần đây do kiểm lâm [5] kiểm soát rất gắt, bọn buôn gỗ lậu cưa cây xong liền đem đến nhà Thạch Sanh giấu. Kiểm lâm tìm đến phát hiện ra đống gỗ. Tình ngay lý gian, Thạch Sanh không thể kêu ca đành chấp nhận bị bắt vào tù.

Từ lúc “vật nhau” với Thạch Sanh thì công chúa ngày đêm mơ tưởng đến Thạch Sanh đến nỗi không buồn nói. Nhà vua rất phiền muộn. Còn Thạch Sanh từ lúc bị bắt vào tù do thì ngày ngày đánh đàn tìm vui. Một ngày nọ, trong lúc đang bikini tắm nắng thì công chúa bỗng nghe tiếng đàn ai oán bài “Người ấy và tôi em phải chọn” của Thạch Sanh, công chúa liền bật nói với vua và đòi người đánh đàn đến gặp. Vua cha quá vui mừng liền triệu người đưa Thạch Sanh tới. Gặp lại Thạch Sanh công chúa mừng mừng tủi tủi. Thạch Sanh liền kể lại đầu đuôi câu chuyện cho nhà vua và công chúa nghe. Nhà vua nghe xong liền tức giận thét quân lính đến bắt trói mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xử tội. Thạch Sanh nghĩ lại tình xưa Lý Thông cũng giúp Thạch Sanh giao du với các em người mẫu nên đã tha cho hai mẹ con Lý Thông và để họ về quê sinh sống.

Nào ngờ trên đường về, 2 mẹ con bị bọn đua xe tông phải, mẹ Lý Thông chết ngay tại hiện trường. Còn Lý Thông về quê do bị tịch biên công ty nên chỉ viết báo cho Tân Kinh Nguyệt tạp chí sống qua ngày. Sau đó vài năm, Lý Thông dính phải vụ kiện của một văn sĩ nọ. Trong lúc lo lót nhậu nhẹt với quan tri phủ địa phương, Lý Thông ăn nhằm chân gà nướng có nhiễm H5N1 nên ngộ độc mà chết.

Về phần Thạch Sanh, nhà vua do không có con trai nên sau khi vua băng hà Thạch Sanh lên làm vua và sống hạnh phúc bên công chúa trọn đời. Câu chuyện đến đây là chấm dứt. Còn chuyện con trai của Thạch Sanh là Lạc Long Quân ác chiến thuồng luồng phá gãy cầu Cần Thơ thì không kể ở đây. Đó là chuyện kể trong lúc khác.

**********************************************
Chú thích:

[1]: một hộp nhỏ có chứa nhạc là thứ đồ chơi phổ biến của thanh niên thời đó. Nó còn có thể dùng để chứa hình ảnh phim của Vàng Anh.
[2]: tên đầy đủ là Victoria’s Secret – một loại trang phục tắm ao hồ phổ biến trong phái nữ thời đó.
[3]: một tổ chức nổi tiếng chuyên ám sát văn nghệ sĩ thời bấy giờ, còn có các tên gọi khác như Mặt trăng mới hay thời gian Việt. Những sát thủ của tổ chức là những tay cao thủ chuyên nằm gai nếm phân để chụp mọi sơ hở của văn sĩ để ám sát. Tổ chức có lúc nổi tiếng ngang ngửa tổ chức sát thủ Hashashin của Ba Tư.
[4]: một nghi thức cổ truyền do trai và gái thực tập khi đến tuổi cập kê. Lúc bấy giờ, trai - trai hoặc gái - gái cũng thực tập nghi thức này chứ không chỉ riêng trai - gái.
[5]: một chức quan nhỏ trông coi rừng, tương đương với gạc-đờ-co ở công ty tư nhân.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

THẾ GIỚI VAN ĐẾN TỪ HÀN QUỐC - VALVES KOREA

Bạn có nhu cầu dùng đến các loại van!
Hãy bước chân vào thế giới của các loại van đến từ Hàn Quốc





Để biết thêm thông tin - Xin hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
          Mr Minh  -  0903 404 279
          Marketing manager
          Email:  ncminh@vnn.vn
          Skype : congminhvina