Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN DÂY CÁP ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG NHÀ


 Làm sao để chọn được đúng loại dây dẫn điện trong nhà????????


Tôi mới khai quật được một cuốn ""  bí kíp "  cổ xưa có tên “Hướng dẫn lựa chọn, sử dụng dây cáp điện SH - VINA trong xây dựng nhà ở”. Thấy nó có tính “dân dụng” nên nghĩ cũng cần dán lên đây, bà con, ai có dùng được thì dùng. Ở đây chỉ trích dán phần chính của tập tài liệu, có bổ sung đôi chút cũng như đã thay đổi một số điểm để cho nó có tính “công cộng” hơn, do đó nó có khác chút ít so với bản đã phát hành. Dây và cáp điện nào sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn thông dụng cho cáp điện (ví dụ TCVN, IEC, BS, JIS) thì có thể sử dụng hướng dẫn này được. Bí kíp này tôi nhận được trong một lần lang thang vào một đầm lầy Internet, thấy hay hay và tu luyện theo, kết quả đến đâu bà con tu luyện sẽ nhận thấy, bản thân tui không thấy bị tẩu hỏa nhập ma gì cả. 

Loan báo đến cộng đồng võ lâm cùng tham dự, đàm đạo. 
——————————————————————
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN DÂY CÁP ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở là một việc cần thiết và quan trọng, thứ nhất là vấn đề an tòan cho người và tài sản, thứ hai là tiết kiệm (vì có thể tránh được việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp). Hướng dẫn này trình bày một cách ngắn gọn về vấn đề này, ngõ hầu giúp cho người dùng tự tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở. Trong hướng dẫn này, cấu trúc và tên gọi của các loại dây lắp đặt trong nhà (xem 3.3) được tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN 2103; các loại cáp ngoài trời và cáp điện kế (xem 3.1 và 3.2) được tham khảo theo tiêu chuẩn của ngành Điện lực cũng như các nhà sản xuất cáp uy tín ở Việt nam hiện nay.
Hướng dẫn gồm các đề mục như sau:
- Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở
- Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng
- Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở
- Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở
- Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn
- Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở
- Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng
- Những kinh nghiệm lựa chọn dây điện cho nhà ở

1. Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở
1.1 Nguồn điện 1pha 2dây (thông dụng nhất)
Nguồn 1pha 2dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.
1.2 Nguồn điện 1pha 3dây
Nguồn điện 1pha 3dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất (còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn.
1.3 Nguồn điện 3pha 4dây (ít gặp)
Nguồn điện 3pha 4dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha.
1.4 Nguồn điện 3pha 5dây (rất ít gặp)
Nguồn điện 3pha 5dây” gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ.
2. Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng
2.1 Đi dây nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi.
2.2 Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm.
2.3 Đi dây ngầm: Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khỏang 0,7mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây/ cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm.
3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở
Theo thông lệ của ngành Điện lực cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam, hướng dẫn này chọn nguồn điện “1 pha 2 dây” để trình bày cho mục đích nhà ở. Hướng dẫn này chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần và tương ứng với mỗi phần hướng dẫn này đưa ra các đề nghị về các loại dây dẫn có thể được dùng như sau:
3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời)
Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hòan tòan ngoài trời (ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng cáp ngầm thì đoạn dây này được chôn dưới đất). Đoạn dây ngoài trời này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:
Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV)
Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện PVC sau đó xoắn với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX)
Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

Duplex
3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (đoạn cáp điện kế)
Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời (được nói ở mục 3.1) đến điện kế (đồng hồ đo điện năng tiêu thụ). Thông thường đoạn dây này nằm một nửa dọc theo tường, một nửa trong nhà (vì thông thường điện kế được đặt trong nhà). Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:
Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV)
Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu PVC, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV)
Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu XLPE màu trắng-trong (màu tự nhiên), một trong hai lõi có băng màu hoặc sọc màu để phân biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

Muller
3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà)
Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn các dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự quyết định lo liệu, đây là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần thiết phải quan tâm. Các dây dẫn này được đề nghị sử dụng một trong các loại sau đây.
3.3.1 Dây đơn cứng (VC)
Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC), phù hợp quy định RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu.


VC
3.3.2 Dây đơn mềm (VCm)
Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
VCm



3.3.3 Dây đôi mềm dẹt (VCmd)
Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì (LF-VCmd), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
VCmd

3.3.4 Dây đôi mềm xoắn (VCmx)
Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì (LF-VCmx), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
VCmx

3.3.5 Dây đôi mềm tròn (VCmt)
Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì (LF-VCmt), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
VCmt

3.3.6 Dây đôi mềm ôvan (VCmo)
Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì (LF-VCmo), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
VCmo

3.3.7 Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA)
Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì (LF-VA), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
VA

3.3.8 Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV)
Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) là dây có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì (LF-CV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
CV

3.3.9 Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV)
Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) là cáp có 1 hoặc nhiều lõi cáp, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Cáp CVV có một lớp vỏ bảo vệ PVC bên ngoài. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
Ngoài ra, còn có Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì, vỏ bảo vệ PVC không chì (LF-CVV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC) cho cách điện và vỏ bọc.
CVV

4. Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở
Mỗi cỡ dây/ cáp (tiết diện ruột dẫn) và mỗi loại dây/cáp có mức chịu tải khác nhau. Đối với mục đích nhà ở, hướng dẫn này đưa ra các bảng mô tả công suất chịu tải của các loại dây/cáp như dưới đây. Công suất chịu tải nêu trong các bảng này là phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở.
 Bảng 1: Công suất chịu tải của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Chiều dài đường dây
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Chiều dài đường dây
3 mm2
≤ 5,5 kW
≤ 30 m
10 mm2
≤ 12,1 kW
≤ 45 m
4 mm2
≤ 6,8 kW
≤ 30 m
11 mm2
≤ 12,9 kW
≤ 45 m
5 mm2
≤ 7,8 kW
≤ 35 m
14 mm2
≤ 15,0 kW
≤ 50 m
5.5 mm2
≤ 8,3 kW
≤ 35 m
16 mm2
≤ 16,2 kW
≤ 50 m
6 mm2
≤ 8,7 kW
≤ 35 m
22 mm2
≤  20,0 kW
≤ 60 m
7 mm2
≤ 9,5 kW
≤ 40 m
25 mm2
≤ 21,2 kW
≤ 60 m
8 mm2
≤ 10,6 kW
≤ 40 m
35 mm2
≤ 26,2 kW
≤ 70 m
Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.
Đối với nguồn 1pha 2dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc tăng tiết diện lên một cấp (ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2) và kiểm tra lại theo công thức dưới đây, nếu thỏa mãn thì tiết diện dây vừa tăng lên là đã phù hợp, nếu chưa thỏa mãn thì tăng tiết diện ruột dẫn lên một cấp nữa và kiểm tra lại như trên cho đến khi thỏa mãn.
CT
Trong đó   P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW
               L = Chiều dài đường dây mong muốn, m
               S = Tiết diện ruột dẫn của dây, mm2


Bảng 2: Công suất chịu tải của cáp Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV

Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Cách điện PVC
(ĐK-CVV)
Cách điện XLPE
(ĐK-CXV)
Cách điện PVC
(ĐK-CVV)
Cách điện XLPE
(ĐK-CXV)
3 mm2
≤ 6,4 kW
≤ 8,2 kW
10 mm2
≤ 13,4 kW
≤ 17,0 kW
4 mm2
≤ 7,6 kW
≤ 9,8 kW
11 mm2
≤ 14,2 kW
≤ 18,1 kW
5 mm2
≤ 8,8 kW
≤ 11,2 kW
14 mm2
≤ 16,6 kW
≤ 20,7 kW
5,5 mm2
≤ 9,4 kW
≤ 11,9 kW
16 mm2
≤ 17,8 kW
≤ 22,0 kW
6 mm2
≤ 9,8 kW
≤ 12,4 kW
22 mm2
≤ 22,0 kW
≤ 27,2 kW
7 mm2
≤ 10,8 kW
≤ 13,8 kW
25 mm2
≤ 23,6 kW
≤ 29,2 kW
8 mm2
≤ 11,8 kW
≤ 15,0 kW
35 mm2
≤ 29,0 kW
≤ 36,0 kW
Thông thường chiều dài sử dụng Cáp điện kế khá ngắn nên không cần quan tâm đến độ sụt áp.
Bảng 3: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
0,5 mm2
≤ 0,8 kW
3 mm2
 ≤ 5,6 kW
0,75 mm2
≤ 1,3 kW
4 mm2
≤ 7,3 kW
1,0 mm2
≤ 1,8 kW
5 mm2
≤ 8,7 kW
1,25 mm2
≤ 2,1 kW
6 mm2
 ≤ 10,3 kW
1,5 mm2
≤ 2,6 kW
7 mm2
 ≤ 11,4 kW
2,0 mm2
≤ 3,6 kW
8 mm2
≤ 12,5 kW
2,5 mm2
≤ 4,4 kW
10 mm2
≤ 14,3 kW
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải
Bảng 4: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
0,5 mm2
 ≤ 0,8 kW
2,5 mm2
≤ 4,0 kW
0,75 mm2
≤ 1,2 kW
3,5 mm2
≤ 5,7 kW
1,0 mm2
≤ 1,7 kW
4 mm2
≤ 6,2 kW
1,25 mm2
 ≤ 2,1 kW
5,5 mm2
 ≤ 8,8 kW
1,5 mm2
≤ 2,4 kW
6 mm2
 ≤ 9,6 kW
2,0 mm2
≤ 3,3 kW
-
-
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải   
Bảng 5: Công suất chịu tải của dây VA
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
Tiết diện ruột dẫn
Công suất chịu tải
1,0 mm2
≤ 1,0 kW
5 mm2
≤ 5,5 kW
1,5 mm2
≤ 1,5 kW
6 mm2
≤ 6,2 kW
2,0 mm2
≤ 2,1 kW
7 mm2
≤ 7,3 kW
2,5 mm2
≤ 2,6 kW
8 mm2
≤ 8,5 kW
3 mm2
≤ 3,4 kW
10 mm2
 ≤ 11,4 kW
4 mm2
≤ 4,2 kW
12 mm2
≤ 13,2 kW
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải 
5. Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn
Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây.
- Xác định nguồn điện sẽ dùng
- Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện
- Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ:
+ Lựa chọn đọan dây ngoài trời
+ Lựa chọn đọan cáp điện kế
+ Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

5.1 Xác định nguồn điện sẽ dùng
Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2dây.
Bước này thường bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở từng địa phương, nếu người dùng chỉ xài thiết bị điện 1 pha và nguồn địa phương của Điện lực chỉ có 2 dây (1 nóng, 1 nguội) hoặc 4 dây (3 nóng, 1 nguội) thì chỉ có nguồn “1pha 2dây” (như đã nêu ở mục 1.1) là áp dụng được. Trong trường hợp này vẫn có thể chọn nguồn “1pha 3dây” (như đã nêu ở mục 1.2) để dùng, nhưng phải thiết kế thêm hệ thống nối đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ đo điện.

5.2 Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện
Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị họat động bằng năng lượng điện. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn ủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước… Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà.
Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:
1kW = 1.000W
1HP = 750W

5.3 Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở
Đây là buớc cuối cùng tìm ra các cỡ dây cần phải dùng. Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.
* Ví dụ: Tính tóan lựa chọn dây dẫn cho một nhà ở cụ thể.
Đề bài:
Cần tính tóan chọn lựa dây dẫn cho hệ thống điện của một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, đi dây âm tường, khỏang cách từ nhà đến lưới điện địa phương là 30m, tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha 220V, và có công suất được nêu trong bảng sau.
 

Tầng trệt
Tầng lầu
Tên thiết bị/
Công suất
Số lượng
Tổng công suất
Tên thiết bị/
Công suất
Số lượng
Tổng công suất
Bóng đèn hùynh quang 1,2m/ 40W
8
40 x 8 = 320W
Bóng đèn hùynh quang 1,2m/ 40W
5
40 x5 = 200W
Đèn trang trí/ 20W
5
20 x 5 = 100W
Đèn trang trí/ 20W
3
20 x 3 = 60W
Quạt điện/ 100W
4
100 x 4 = 400W
Quạt điện/ 100W
3
100 x 3 = 300W
Nồi cơm điện/ 600W
1
600 x 1 = 600W
Máy điều hòa/ 1,5HP
1
1,5 x 750 x 1 = 1125W
Tivi/ 150W
1
150 x 1 = 150W
Tivi/ 150W
1
150 x 1 = 150W
Đầu máy + ampli/ 150W

150 x 1 = 150W
Bộ máy vi tính/ 500W
1
500 x 1 = 500W
Lò nướng vi sóng/ 1000W
1
1000 x 1 = 1000W
Máy sấy tóc/ 1000W
1
1000 x 1 = 1000W
Bàn ủi/ 1000W
1
1000 x 1 = 1000W
-
-
-
Máy điều hòa/ 1,5HP
2
1,5 x 750 x 2 = 2250W
-
-
-
Máy giặt 7kg/ 750W
1
750 x 2 = 1500W
-
-
-
Mô-tơ bơm nước/ 750W
1
750 x 1 = 750W
-
-
-
Bài giải:
Bước 1: Xác định loại nguồn điện sẽ dùng: Vì tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha, 220V nên ta chọn nguồn điện thông dụng nhất là nguồn 1pha 2 dây.
Bước 2: Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: Cộng tất cả công suất của các thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà ta có số liệu sau.
Tổng công suất tầng trệt: 7.470W
Tổng công suất tầng lầu: 3.335W
Tổng công suất cả nhà: 10.805W

Bước 3: Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở
• Lựa chọn đọan dây ngoài trời

Đoạn dây ngoài trời là đọan dây dẫn điện vào nhà nên nó phải chịu được tổng công suất cả nhà là 10.805W. Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả các thiết bị điện trong nhà họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên người ta có thể giảm công suất tính tóan xuống còn khỏang 80% công suất tính tóan rồi mới chọn lựa dây dẫn theo công suất đã được giảm. Khi giảm xuống 80% như vậy người ta có cách gọi khác là chọn ‘hệ số đồng thời’ (kđt) = 0,8. Trong ví dụ này hướng dẫn này cũng chọn kđt = 0,8 và công suất sau khi đã giảm là:
P = 10.805 x 0,8 = 8644W = 8,644kW
Đoạn dây ngoài trời thông thường được sử dụng là loại dây Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Du-CV). Căn cứ vào công suất 8,644kW ta tra bảng để tìm cỡ (tiết diện ruột dẫn) cáp cho thích hợp. Tra bảng 1 (cáp Du-CV và Du-CX), chọn giá trí lớn hơn gần nhất ta thấy cáp tiết diện ruột dẫn 6mm2 có công suất chịu tải phù hợp. Chiều dài lắp đặt của cáp có tiết diện ruột dẫn 6mm2 cho trong bảng 1 cũng thỏa mãn với chiều dài lắp đặt mà đầu bài yêu cầu là 30m, vì vậy ta có thể chọn đoạn cáp ngoài trời là cáp Du-CV 2×6mm2 hoặc Du-CX 2×6mm2
• Lựa chọn đọan cáp điện kế
Đoạn cáp điện kế nối từ đọan dây ngoài trời vào đến nhà nên nó cũng phải có công suất chịu tải lớn hơn hoặc bằng 8,644kW. Tra bảng 2 ta thấy cáp ĐK-CVV tiết diện ruột dẫn 5mm2 hoặc cáp ĐK-CXV tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp. Đoạn cáp điện kế thường khá ngắn (< 10m) nên không cần quan tâm đến điện áp rơi theo chiều dài. Như vậy, người dùng có thể sử dụng ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2.
• Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây dẫn đến từng thiết bị điện
Ngôi nhà có tầng trệt và 1 tầng lầu, hai tầng có công suất tiêu thụ khác nhau nhiều, do đó để tiết kiệm người dùng có thể phân làm 2 nhánh. Đường dây cho 2 nhánh này người dùng nên chọn loại dây đơn cứng (VC).
Nhánh 1 cho tầng trệt:
Tầng trệt có công suất tổng là 7.470W = 7,47kW. Tương tự như đã đề cập ở trên, hầu như các thiết bị không họat động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời kđt = 0,8, lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 7,47 x 0,8 = 5,976kW. Tra bảng 3 ta thấy dây VC tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp, như vậy người dùng có thể chọn dây VC 4mm2 cho nhánh 1 (tầng trệt).

Nhánh 2 cho tầng lầu:
Tầng lầu có công suất tổng là 3.335W = 3,335kW. Tương tự như đã đề cập ở trên, hầu như các thiết bị không họat động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời kđt = 0,8, lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 3,335 x 0,8 = 2,668kW. Tra bảng 3 ta thấy dây VC tiết diện ruột dẫn 2mm2 là phù hợp, như vậy người dùng có thể chọn dây VC 2mm2 cho nhánh 2 (tầng lầu).

Dây cho từng thiết bị:
Theo lý thuyết thì mỗi thiết bị có công suất khác nhau sẽ cần một cỡ dây khác nhau. Việc chọn từng cỡ dây riêng cho từng thiết bị như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí dây dẫn, nhưng lại rất phức tạp cho việc mua dây cũng như đi dây, sự phức tạp này nhiều khi cũng rất tốn kém. Vì vậy, khi trong nhà không có thiết bị nào có công suất lớn cá biệt thì người dùng có thể chọn một cỡ dây và dùng chung cho tất cả các thiết bị.
Công suất sử dụng ở các ổ cắm thường không cố định, không biết trước chắc chắn, vì đôi khi có hai hay nhiều thiết bị sử dụng chung một ổ cắm, do đó, để bảm bảo, người dùng nên chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp so với cỡ dây dự định dùng chung cho tất cả các thiết bị.
Tùy theo cách lắp đặt, người dùng có thể chọn loại dây đơn cứng hoặc dây đôi mềm, ngôi nhà trong ví dụ này có yêu cầu đi dây âm tường nên ta chọn dây đơn VC cho tất cả các thiết bị. Nhìn vào bảng công suất ta thấy công suất của máy điều hòa nhiệt độ 1,5HP (1,125kW) là lớn nhất, tra bảng 3 ta thấy cáp VC tiết diện ruột dẫn 0,75mm2 là phù hợp, tuy nhiên cần chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp cho nên người dùng có thể chọn dây VC 1,0mm2 cho tất cả các thiết bị và ổ cắm.

Tóm lại: Các loại dây, cỡ dây đã được tính toán lựa chọn cho ngôi nhà trên như sau:
- Đoạn dây ngoài trời: cáp Duplex Du-CV 2×6mm2 hoặc Duplex Du-CX 2×6mm2
- Đoạn cáp điện kế: cáp ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2
- Dây cho nhánh tầng trệt: dây VC 4mm2
- Dây cho nhánh tầng lầu: dây VC 2mm2
- Dây cho các thiết bị điện và ổ cắm: dây VC 1,0mm2

Ghi chú: Người dùng có thể lựa chọn lắp đặt các loại dây & cáp không chì với tiết diện ruột dẫn giống như đã lựa chọn ở trên.
6. Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở
- Nên chia đường điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.
- Các dây pha (dây nóng) có cùng màu và tốt nhất là màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng. Khi có nhiều nhánh đi chung một tuyến mà kích cỡ giống nhau thì màu của từng nhánh nên khác nhau để dễ phân biệt.
- Dây cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh.
- Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước ống, nẹp đủ rộng sao cho dễ luồn, dễ rút mà không hư hại đến dây dẫn.
- Không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.
- Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không gây ra mô-ve nặc lửa khi mang tải.
- Không được nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.
- Đoạn dây đi trong ống không nên có mối nối.
- Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với tường khi nền bị lún.
- Không nên sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.

7. Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng
Khi ruột đồng kém chất lượng hoặc không đủ tiết diện có thể gây ra các tác hại sau
- Dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị họat động không hiệu quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh.
- Phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, gây chạm chậm cháy nổ.
- Ruột đồng kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối, khó lắp vào các phụ kiện điện khác.

Khi lớp cách điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại sau
- Nứt cách điện, hở ruột dẫn, gây điện giật cho người.
- Rạn nứt cách điện sau một thời gian ngắn, gây rò điện, tổn thất điện năng, chạm chập cháy nổ.
- Không chịu được nhiệt độ cho phép của ruột dẫn, chảy nhão gây ra chạm chập cháy nổ.
- Không tự tắt khi bị phát cháy bởi tác nhân bên ngoài.
- Mất màu sau một thời gian ngắn, gây nhầm lẫn các dây với nhau khi sửa chữa, thay thế.

8. Những kinh nghiệm lựa chọn dây diện cho nhà ở
Những kinh nghiệm được nêu ở đây chủ yếu hướng tới các loại dây dùng trong nhà (như mục 3.1 đã đề cập).
Với rất nhiều các loại dây điện trên thị trường hiện nay, tốt có, xấu có, thật có, giả có, thậm chí có khi gặp dây chẳng có nhãn mác, tên nhà sản xuất gì cả. Vì vậy, một người không chuyên thì việc lựa chọn dây nào, nhãn hiệu nào mà có thể tin cậy được là một việc không dễ dàng gì. Bằng một vài kinh nghiệm của người biên soạn, hướng dẫn này đưa ra một số khuyến nghị và những chỉ dấu để hy vọng rằng người dùng có thể tránh được các sản phẩm dây/ cáp điện kém chất lượng.

- Không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có tên nhà sản xuất, không địa chỉ rõ ràng.
- Không nên chọn dây mà trên dây không có các thông tin cơ bản như: nhãn hiệu, tên loại dây, tiết diện, cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi), tiêu chuẩn sản xuất.
- Dây tốt thường có bề ngoài của vỏ nhựa bóng, láng.
- Lớp nhựa cách điện của dây tốt rất dẻo, khi tuốt ra khỏi ruột dẫn, có thể kéo giãn gấp đôi, gấp ba chiều dài ban đầu mà chưa bị đứt. Dây có thể bẻ gập nhiều lần hoặc xoắn gút nhưng bề mặt cách điện không bị rạng nứt.
- Có thể kiểm tra ruột dẫn, bằng cách đếm số sợi nhỏ bên trong so với số sợi được ghi bên ngoài. Đường kính của các sợi nhỏ bên trong rất khó kiểm tra, vì phải có thước chuyên dùng mới đo được. Tuy nhiên, với một thương hiệu uy tín, trên dây có ghi cụ thể cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi) thì có thể tin tưởng được.
- Dây tốt thì có ruột dẫn sáng, bóng, nếu là dây đồng thì ruột dẫn rất mềm dẻo. Đối với dây ruột dẫn đồng có nhiều sợi nhỏ thì có thể dùng hai ngón tay xoắn ruột dẫn dễ dàng mà các sợi nhỏ không bung, không gãy, không đâm vào tay. Đối với dây ruột dẫn có một sợi thì có thể bẻ gập ruột đồng đến vài chục lần mà không gẫy.
- Thông thường, dây tốt có giá cao hơn dây dỏm với cùng cỡ loại.


Mọi thắc mắc hay nhu cầu của quý khách hàng xin liên hệ:
Nguyen Cong Minh
Sales of Asst Manager / SH-VINA Cable.
HN Office: P14.5 VIMECO – CT2, Trung Hoa, Cau Giay
Tel: 04 222 50 912 / Fax: 04 222 50 913
Cell: 0903 404 279
Email: ncminh@vnn.vn
Skye: congminhvina
Yahoo: jae_yb

THẮC MẮC VỀ CÁCH TÍNH TOÁN "DÂY ĐIỆN DÂN DỤNG"


1. Bạn có phải dân học điện không vậy mà hướng dẫn tính toán tổng công suất như vậy, tôi hướng dẫn bạn một chút nhé : ví dụ với mạch ổ cắm cấp điện cho các thiết bị điện di động, cứ theo quy chuẩn mỗi dãy ổ cắm có 7 ổ cắm,hệ thống ổ cắm này sẽ cấp điện cho các thiết bị như nồi cơm điện, ấm đun nước, máy giặt, tủ lạnh, bàn ủi, lò vi sóng … nhưng những thiết bị này không bao giờ hoạt động đồng thời nên bạn phải tính công suất dựa vào đặc thù sử dụng điện của các thiết bị chứ.

- “Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả các thiết bị điện trong nhà họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên người ta có thể giảm công suất tính tóan xuống còn khỏang 80% công suất tính tóan rồi mới chọn lựa dây dẫn theo công suất đã được giảm. Khi giảm xuống 80% như vậy người ta có cách gọi khác là chọn ‘hệ số đồng thời’ (kđt) = 0,8″.
- Với nhà 1 lầu như trên, chọn HSĐT = 0,8 là cũng được rồi, bạn chọn thấp quá, lỡ gặp bữa tiệc tùng, tang gia, công suất sử dụng thực tế tại một thời điểm tăng vọt thì đường dây bạn đã chọn chịu sao cho nổi?
- Bạn có thể cho ví dụ, với ổ cắm 7 lỗ (có thể cắm 7 phích cắm), mỗi lỗ có một mức tải cụ thể thì bạn sẽ chọn dây điện cho ổ cắm này như thế nào? ví dụ 7 lỗ, công suất thiết kế các thanh đồng là 12A/lỗ thì công suất của đường dây chính phải chọn là bao nhiêu A? chọn dây bao nhiêm mm2?
- Tui cũng đồng ý với cái hệ số đồng thời. Cho tui nói thêm rằng, ở thành phố thì nhà 5-7 tầng có thể có hệ số đồng thời tương đối thấp, nhưng ở thôn quê thì không đâu, những lúc giỗ chạp cưới hỏi thì overload là cái chắc nếu mình kéo hệ số đồng thời xuống. Vì tui cho rằng khoảng 70% dân số VN là nông thôn nên không dám rút cái HSDT này xuống. Cái hướng dẫn này cũng tiết kiệm lắm rồi đó, theo tui biết có rất nhiều trường hợp người ta còn tăng lên khoảng 30% công suất để dự phòng tăng thêm thiết bị sau này nữa đó.
- Cái ý chọn dây cho ổ cắm nhiều lỗ cũng hay đó, tui mới vừa xem qua cuốn tiêu chuẩn TCVN 6188-1: 1996/ IEC 884-1: 1994 nhưng vẫn chưa thấy đề cập tới vấn đề này, tìm cái HSĐT cho bộ ổ cắm nhiều lỗ là một ý cũng hay hay, để ít hôm nữa ranh rảnh tui tìm hiểu thử thế nào.
2. Các anh em cho mình hỏi là, cách lấy nguồn từ lưới điện nhà nước theo công thức nào, ví dụ như thiết kế cho một hệ thống nhà. với tổng công suất các phụ tải P= 100.000kw thì lứơi điện cần lấy là bao nhiêu? có phải là lấy điện hạ thế vài kv sau đó qua máy biến áp của tòa nhà rồi phân bố điện đi phải không?
Câu hỏi của bạn “cách lấy nguồn từ lưới điện nhà nước theo công thức nào” có lẽ là trong ‘Quy phạm trang bị điện’ của nhà nước có câu trả lời, tôi chưa đọc kỹ nên chưa thể nói chính xác là ‘công suất hộ tiêu thụ bao nhiêu thì buộc phải dùng trạm hạ thế mà không được dùng lưới hạ thế sẵn có’ cho bạn được. Theo tôi thường thấy, công suất chừng 500kVA người ta đã dùng trạm hạ thế riêng rồi, công suất bạn hỏi lên tới hơn 100.000kVA thì có lẽ là phải dùng trạm hạ thế riêng rồi. Cấp hạ thế cuối cùng thông thường ở VN là 22kV hoặc 15kV (mạng cũ) xuống 0,4kV (220V/380V) chứ không phải vài kV bạn à.
3. Tôi có việc nhờ anh chỉ giúp nhé. Tôi đang cấp điện cho một dây chuyền may nhỏ (50 máy), mỗi máy 250W-1 pha. Nguồn điện vào xưởng 3 pha. Nay tôi định chia đều 3 pha mỗi pha chịu 17, 18 máy. Vậy tôi nên dùng dây điện có tiết diện như thế nào cho đường tổng và các đường nhánh ( tôi định dùng dây nhôm 1 lõi cứng vì ở đây rất rẻ và dễ kiếm.)
Cám ơn anh và các anh em chỉ giúp.

Về khả năng dẫn thì dây nhôm bọc PVC 6mm2 có thể làm dây chính (4 dây, 380V). Dây cho 3 nhánh cũng chừng 6mm2 (2 dây, 220V). Nhưng đây mới là khả năng dẫn dòng thôi, chưa biết chiều dài dây nên chưa biết sụt áp bao nhiêu, bạn cần tính sụt áp rồi nâng tiết diện dây lên cho đủ (cho phép sụt áp cỡ 5% thôi)
4. em cung vua ra truong nhung khong biet nhieu ve thiet ke dien lam.em muon hoi cac anh la can cu vao cai ji de tinh khoi luong day dan?vi khi lap dat theo ban ve tuc la co the tinh tung doan day 1 roi cong laij nhung he so cho fep la bao nhieu vi co khi day fai di vong hay gap cho noi chang han

Hiện nay, hầu như chưa thấy nhà sản xuất nào in dòng định mức trên dây dẫn bạn à. Điều này chỉ có thể xuất hiện trên các đoạn dây nguồn cho các thiết bị đã gẵn sẵn các đầu cắm (bên Mỹ thường gọi đoạn dây này là “Cord”, sở dĩ có vậy là vì chiều dài dây đã được xác định.
+ Về khối lượng dây thì các nhà sản xuất đã cho biết khối lượng gần đúng của mỗi loại dây rồi (kg/km). Hệ số nhân thêm vào bạn có thể xem trong các sách hướng dẫn về lắp đặt, mỗi cách lắp đặt (kéo trên trụ, đặt trong ống, trong máng) có thể có các hệ số khác nhau.
+ Về sách thì bạn có thể tham khảo nhiều sách có liên quan, chẳng hạn: ‘Cung cấp điện’, T/g Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền; ‘Hướng dẫn thiết kế lắp đặt mạng điện trung tâm thương mại’
Theo cường độ dòng điện thì đa số các nhà sản xuất đã cung cấp bảng dòng điện cho phép (Ampacity), tuy nhiên nó mới chỉ là cơ sở ban đầu để biết khả năng của dây (chủ yếu về nhiệt) chứ không phải chọn dây là chỉ căn cứ vào Ampacity mà đủ được, vì khi chọn dây còn phải quan tâm tới chất lượng điện năng, khả năng bảo vệ mạch… Ở hướng dẫn trên chỉ hướng tới nhà ở và cũng đã cố ý làm gọn các bước trung gian (chỉ còn công suất tải, tiết diện và chiều dài dây thôi) cho mọi người không chuyên dễ hình dung, dễ thực hiện đó mà.
Đối với cách điện PVC thì dây > 300mm2 nó có khác chút ít so với các cỡ dây 300mm2 có nhiệt độ khi ngắn mạch trong 5giây là 140độC, trong khi dây <= 300mm2 là 160độC. Theo tui thì chênh lệch này cũng không lớn lắm, khi cần tính toán thiệt kỹ thì hễ xem xét nó. Có lẽ là nó liên qua tới vấn đề tính toán bảo vệ mạch.

5. Tôi dựa theo công thức của anh và tính toán dây điện cho một căn nhà 4 tầng. Tính ra rồi vẫn thấy phân vân chẳng biết đúng được bao nhiêu phần trăm. Tôi ghi ra đây nhờ anh xem lại giúp.
Cảm ơn rất nhiều.

Tầng trệt: 13 kw
Lầu 1: 10 kw
Lầu 2: 10 kw
Lầu 3: 6 kw

Tổng cộng: 39 kw x 0,8 = 31 kw
Theo bảng tính thì S = 6,3 mm2
Nhưng tra bảng thì phải chọn cáp Điện kế 35 mm2 mới chịu nổi 31 kw

Cũng tính như trên thì S lầu 1 và lầu 2 là 6 mm2 nhưng tra bảng thì phải là 11 mm2. Như vậy có lớn quá không?
Cái “bảng tính” mà anh nói “Theo bảng tính thì S = 6,3 mm2″ là bảng nào ở đâu vậy anh, anh có thể cho biết được ko? Dây càng lớn thì mật độ dòng giảm dần, anh có thể tham khảo ở các bảng trong các sách. Theo yui, anh cứ căn cứ dòng cho phép và tính điện áp rơi, nếu size nào thỏa mãn thì lấy size đó không ngại lớn nhỏ gì hết.

6. Theo cách tính của anh như vậy thì em có thể tính cho nguồn điện 3pha 4dây, em sẽ lựa chọn dây cho từng pha khác nhau được không anh.
ví dụ: Công trình trình của em dùng hệ thống đèn pha chiếu sáng công trình tổng cộng có 3 nhánh, chủ đầu tư yêu cầu dùng điện 3pha 4dây.
- nhánh 1: 4kw
- nhánh 2: 2.6kw
- nhánh 3: 4,8kw
- dây trung hòa dùng cho cả 3 nhánh luôn vậy em phải chọn làm sao? anh giúp em với.
Theo em thì em chọn 3 dây pha có tiết diện khác nhau theo kw, còn dây trung hòa em chọn tổng của 3 nhánh đó 11.4kw được không anh. Cảm ơn anh trước.

hình như tui thấy bạn chọn dây trung tính bằng tổng các dòng 3 dây pha là lãng phí không cần thiết rồi. Bạn nên coi lại chỗ này.
Bạn nên phân tải cho đều đều một chút chứ vậy thì lệch nhau wá, nhưng có kẹt wá cũng cũng không nỗi nào. Tuy nhiên, bạn có ý chọn 3 dây này với 3 tiết diện khác nhau theo tải thì tui nghĩ không nên, bạn nên chọn 3 dây pha cho bằng nhau đi, dù có phí ở pha nào đó chút ít nhưng như vậy vẫn dễ … coi hơn và có thể tránh được những bất tiện về sau.
Tui chỉ nghĩ sao nói vậy, tui cũng không phải dân bờ-rồ bờ-riết nên các bạn cũng chỉ tham khảo chơi thôi, học hỏi cùng nhau mà.

7. Anh có thể nói sơ qua về cách chọn aptomat sử dụng để bảo vệ các thiết bị trong nhà được không.Với một ngôi nhà 5 tầng tại thành phố thì việc HSDT có thể lấy bằng 0,7 có thì theo anh có hợp lý rất mong nhận được ý kiến của anh,Cảm ơn Anh rất nhiều vì tài liệu hay.

Theo tui, đối với mạng hạ thế (<=1kV)thì việc chọn CB cũng ko đến nỗi wá phức tạp. Bạn có thể chọn cái nào có dòng định mức lâu dài cho phép có giá trị lớn hơn và gần với dòng làm việc max của hệ thống là được. Với CB hạ thế, dân dụng thì gần như các chức năng bảo vệ ngắn mạch, quá tải (nếu có) thì các nhà sản xuất đã tính toán theo công suất CB hết rồi. Có điều chất lượng CB như thế nào mà thôi. Khi cần kỹ thêm thì người ta tính toán ngắn mạch tải (cái này có lẻ phức tạp), kiểm tra khả năng chịu dòng ngắn mạch của dây dẫn (cái này nhà sản xuất cho), các thông số như Ics, Icu của CB.
Dây chính cho cái nhà 5 tầng thì theo tui lấy kdt = 0,7 cũng được rồi. Tùy theo cách thiết kế, nếu mình dự trù sau này có thể gắn thêm nhiều thiết bị thì mình có thể thêm khoảng 30% công suất dự phòng.

8. Cho em hỏi!Em lắp đặ 01 máy bơm nước 3Hp khoản cách từ nguồn điện tới máy là 400m không biết em lưa chọn dây dẫn là dây cáp 2x11mm2 có đảm bảo không anh???

Bạn chọn Duplex(ruột đồng) 2x11mm2 thì cũng không ngon lắm, vì tui kiểm tra (theo công thức trong bài trên) thì sụt áp khoảng 15V, có nghĩa là khi máy bơm thì điện áp trên máy chỉ khoảng 205V. Nên chọn 2×16 thì OK, tuy nhiên đã lắp rồi thì bạn nên theo xem thử máy chạy có yếu lắm không? nếu thấy cũng không nỗi nào thì cứ việc để đó chạy, chỗ nhà tui điện lưới của địa phương tệ lắm, ban ngày tui đo chưa tới 200v, thế nhựng cũng phải xài thôi.

9 . The anh co the huong dan cu the cho em cach lua chon aptomat cho phu hop voi cong suat cua tung phong, tung tang duoc khong ah, anh lam mot vidu cu the nhu bai anh da lam day ah. Ah, de biet mot phong can mot luong anh sang la bao nhieu thi phu hop thi co cach tinh toan nao khong anh? Rat mong nhan duoc su giup do cua anh!

Như đã nói ở trên, bạn có thể căn cứ công suất max, tính ra dòng làm việc max mà chọn cho từng nhánh. Thông thường với điện dân dụng người ta làm vậy chứ không tính toán chi li, mà có tính toán chi li thì tui nghĩ cũng không khác gì đáng kể. Việc tính ánh sáng cũng có sách vở hẵng hoi, các chỉ tiêu về độ sáng, độ chói…. Bạn nên tham khảo các sách về tính toán chiếu sáng dùm.

10. cho em hoi tai sao lại phải dùng cáp mềm,mà em tính ra thì em chọn dây 38mm2 vi cb em xài là 100a ma vẫn ko nhảy.vì sau này còn một số tải nữa nên em sơ ko đủ.chứ còn dây đó thì đủ rồi phải ko anh.

Dùng cáp mềm (ruột rất nhiều sợi nhỏ chứ không phải 1,7,19,37,61 sợi, bọc cao su thì càng mềm)khi lắp vào những nơi thường hay bị lay động. Tôi nghe bạn nói cầu trục thì tôi nghĩ nó thường dùng cáp mềm. Tuy nhiên nếy lắp vào vị trí nào đó mà nó cố định thì cũng có lắp cáp bình thường. Nói chung tùy thuộc vào điều kiện nơi lắm đặt mà người ta chọn loại cáp, khu vực dầu mỡ thì chọn cáp chịu dầu, khu vực nhiệt độ cao thì chọn cáp chịu nhiệt… CB 100A không nhảy cho biết chưa quá tải cho CB, không được nghĩ CB không nhảy là cáp OK ngược lại. Bạn xem dùm, tui không có sặn bảng ở đâu để kiểm tra dòng cho dây 38sqmm.

11. sao không nên dùng dây điện kế thay cho dây ngoài trời? em thấy đây điện kế có loại được bọc cách điện 2 lần mà? Lý do thế nào xin anh cho em biết với.

Theo tui, người ta không dùng cáp điện kế cho đường dây ngoài trời vì nó lãng phí. Cùng một công suất thì cáp điện kế chắc chắc đắt hơn cáp Dulex. Người ta dùng cáp điện kế vì cáp này có lớp chống trộm điện, đường dây trên trời thì ít khi bị ăn cắp điện (vì cao, và dễ bị người ta phát hiện), đoạn cáp điện kế được lắp ở thấp hơn hoặc lắp trong nhà nên dễ dàng bị ăn cắp điện hơn nhiều.

 12. bac cho chau hoi 1000btu bang bao W.va chau nen lap aptomat loai bao nhieu ampe de bao ve cho thiet bi co cong suat 5kw
1 btu = 1 055.05585 joules
(google)
—————————————————————
BTUs and kilowatts measure different types of quantities. A BTU (British Thermal Unit) measures heat (energy), while a kilowatt (1000 watts) measures power (energy per unit time).

1 BTU equals 0.0002928 kilowatt-hour
1 BTU/minute equals 0.01757 kilowatt.
To convert a watt to BTUs, the factor is 1 kilowatt of power = 3412.1416 BTU/hr
3.412 BTUs equal a watt.

1 kW = 3412.1416 BTU/hour with appropriate significant figures 3*103 BUT per hour
13. Nhà em có gắn 1 máy bơm nước 1.5 Hp.
Kéo điện từ lưới vào đến máy bơm là 650m.
Mà em sử dụng dây Nhôm. (Au).
Em sử dụng điện 1 pha
Pha nóng là đi dây Au 35, còn dây nguội là AU 25.
Em cũng chưa có tính về độ sụt áp nữa. Nên không bít có hợp lý hay không.
Xin anh cho thêm ý kiến.

Chiều dài 650m, bạn chọn dây Nhôm 25mm2 là vừa đủ, 35mm2 thì hơi dư một chút, mình đã kiểm tra cho bạn rồi. Sụp áp chỉ 4,8% thôi, vậy là OK (lấy cos(phi) = 0.85). Lần sau, đối với 1pha bạn đừng chọn 2 dây cùng vật liệu mà khác tiết diện như vậy, vì chỉ căn cứ vào dây tiết diện nhỏ hơn thôi, vì dòng qua dây nguội và dây nóng là như nhau. Nhiều người sai lầm chỗ này.

14. theo em dựoc biết thì khi đóng điện dể động cơ dạt được tốc độ định mức thi phai mất một khoảng thời gian khi đó dòng trong mạch sẽ tăng lên .vậy phải chon dây dân như thế nào và cách tính ra sao đẻ có được kích cỡ dây phù hợp?

Việc khởi động dòng tăng lên nhưng đối với dây dẫn thì không vấn đề gì, vì thời gian này thường không dài nên dây không phát nóng quá mức để có thể hư hỏng.

15. Nha em dang xay nha, sau khi thiet ke het noi that xong, bo tri do dac, cac thiet bi dien. Dua vao cong suat cua ca thiet bi em tinh duoc tong cong suat su dung toan nha la 50KW ( chua tinh he so dong thoi)
Dua vao phuong phap tinh toan cua anh, em lua chon day nguon co tiet dien 4x(1x25m2)
Nha co su dung thang may, em lua chon loai day 3pha4 day
Bac va cac anh em tran dien dan giup em voi

Tổng công suất của bạn là 50kW, bạn dùng cáp ruột đồng 3×25 + 1×16 hoặc 4×25. Tra trên bảng bên trên tui thấy chọn cỡ cáp đó là OK rồi, nhưng nếu khoảng cách hơn 60m thì bạn nên kiểm tra lại. Bạn lưu ý là cần phải phân công suất 50kW này cho tương đối đều trên 3 pha.

16. Huong dan lap so do mang dien trong nha xin chi giao giup voi! Thanks

Việc chọn CB cho điện nhà có lẽ không phức tạp lắm, bạn cứ tính tổng công suất phía sau điểm định gắn CB, rồi tính ra dòng, chọn chọn mua CB có trị số dòng lớn hơn dòng bạn tính là được. Ví dụ dòng mình tính là 21A thì mua cái CB 25 hoặc 30A; dòng mình tính là 28, 29A thì cũng có thể mua cái 30, 32, 40 hoặc 45A cũng được.
Cos(phi) cho điện trong nhà thì lấy 0,85 là được, nhà nho nhỏ thì lấy = 1 cũng được nhưng nếu nhà nhiều tầng => tải lớn thì lấy = 1 sẽ sai số lớn. Bây giờ nhà nào cũng có xài đèn huỳnh quang, máy bơm… tức là có những thiết bị có tụ điện và cuộn dây chứ không phải thuần trở, cho nên lấy bằng 1 là cách gần đúng, tải lớn sẽ sai số lớn, lấy 0,85 đảm bảo hơn. Đó là nhà thông thường, còn nếu nhà bạn có vài chục cái máy may thì nó khác nhiều, phải xem xét theo đặc tính tải không thể coi là “nhà” thông thường được.

Bạn nên tính lại, cái máy điều hòa 1200BTU hình như là 1,5HP mà bạn xài CB 25 thì có lẽ hơi lãng phí; còn cái phòng ngủ với tải như vậy mà dùng CB tới 50A thì cũng là lãng phí. Bạn nên tính lại.
17. minh nho ban giai giup bai toan nay nhe
minh can tinh tiet dien day dan cho phu tai tap trung nhu sau :
P = 400KW
Udm = 0,4 KV
cosfi= 0,86
L = 350 m – chieu dai day dan den phu tai
U (nguon) = 0,4 KV
ban tinh gium day dan sau khi da tinh tru sut ap tren duong day
Cam on ban nhieu nghe!

Theo mình có lẽ tải của bạn là 3 pha và sau đây là dây được chọn theo 3 pha.
Mặc dù bạn ghi Udm = 0,4kV nhưng theo tôi nên chọn 380V để tính dòng cho an toàn hơn. I = 400*1000/1.73*380*0.86 = 707A
Khả năng chịu tải của cáp cũng phụ thuộc hơi bị nhiều theo điều kiện lắp đặt, bạn không nói rõ nên tôi giả thiết bạn cho cáp vào chung trong một ống rồi chôn dưới đất. Nếu vậy thì cáp chọn cho mỗi pha là 2 dây CV 240mm2 (2x240mm2). Với tiết diện đó thì độ sụp áp là 5% (5% là mức tốt, thỉnh thoảng có người chọn đến 10%). Điều kiện tính toán tính: nhiệt độ môi trường 40độC, nhiệt độ đất 25độC, nhiệt độ tối đa ruột dẫn là 70độC (Ruột đồng, cách điện PVC).
Theo mình là vậy, không biết có ai có cách chọn khác hay hơn, hoặc tiết kiệm hơn thì chỉ giúp cho bạn.
18. Xin vui lòng cho biết thông số vế lắp đặt điện âm: Công tắc cách mặt đất bao nhiêu? ô cắm cách mặt đất bao nhiêu? Công dụng của ổ cắm 3 chấu so với 2 chấu. Xin cảm ơn.

Ổ cắm và công tấc nên lắp cách nền từ 0,8 đến 1,5m, tùy theo khu vực nhà bạn có ngập lụt hay không và mức lụt cao nhất hồi giờ là bao nhiêu cộng với nhà có trẻ nít hay không mà chọn độ cao. Theo tôi nên chọn mức cao 1,5m cho chắc cú nếu không có gì nhất thiết phải lắp thấp hơn.
Công tấc 3 chấu bây giờ thông dụng rồi. 2 chấu lấy nguồn + 1 chấu để nối vỏ thiết bị với dây bảo vệ nối đất (dây PE hoặc PEN)
19. Em đang tính dự trù khối lượng dây để đi hệ thống điện cho công ty. Theo dự tính thì sẽ hạ thế 3 pha 100 KVA, chiều dài từ trạm đến cuối nguồn khoản 200m (đã dự phòng gấp 3 lần công suất hiện tại => cái này do sếp yêu cầu), em tính đi dây chính là 4 dây lõi Cu CV 60 cho 3 dây pha + trung hòa có được không? Còn công suất 200 KVA thì xin vui lòng anh tính giùm em nên đi dây cỡ bao nhiêu?
Và xin anh cho biết Cty anh có sx máy biến tầng điện tử từ 50Hz => 60Hz không? Nếu có thì giá khoản bao nhiêu cho máy 20 Kw Chứ Cty em hiện đang sử dụng qua Dinamo chạy ồn không chịu nổi, cái này hỏi trước để vài tháng nữa mới đặt. (*_*)

Mình thấy bạn chọn CV 60 cho 100KVA là cũng được rồi (hệ số đồng thời khoảng 70%), nhưng cáp CV 60 hơi khó mua (ít thông dụng) nên chọn CV 70 cho dễ. Tương tự, với 200KVA chọn cáp CV 120là được rồi. Cả 2 trường hợp đều đáp ứng điện áp rơi ko wá 5%.